Đám cưới là sự kiện trọng đại trong đời nên ai cũng mong muốn chuẩn bị thật chỉn chu. Tuy nhiên, số lượng công việc cần thực hiện cho đám cưới lại khá nhiều, nếu không có kinh nghiệm thì bạn rất dễ bỏ sót và mất nhiều công sức, thời gian. Để giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình chuẩn bị hôn lễ, bài viết này sẽ đưa ra các bước cụ thể giúp bạn lên kế hoạch tổ chức đám cưới đầy đủ nhất ngay sau đây.
1.Gặp mặt hai bên gia đình
Một trong những bước quan trọng nhất khi tổ chức hôn lễ chính là gặp mặt hai họ bên gia đình để chuẩn bị triển khai kế hoạch đám cưới sắp tới. Vì vậy, hãy sắp xếp thời gian để hai bên gia đình gặp mặt, thảo luận và bàn bạc về hôn lễ của hai bạn. Thông qua đó, các bậc cha chú sẽ gợi ý cho bạn những lời khuyên về những điều cô dâu, chú rể cần chuẩn bị cho đám cưới, tránh xảy ra sai sót trong buổi lễ trọng đại này. Buổi gặp mặt này chính là lễ dạm ngõ theo phong tục cưới hỏi của người Việt Nam ta.
2.Chọn ngày tổ chức đám cưới
Sau khi hai bên gia đình đồng ý tiến hành làm hôn lễ cho hai bạn, nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt diễn ra ngày cưới, giờ làm lễ rước dâu. Sau đó thông báo với nhà gái để đôi bên cùng sắp xếp thời gian và chuẩn bị cho lễ cưới.
Ngày cưới đẹp nhất theo truyền thống Việt Nam là ngày hợp tuổi của cô dâu, chú rể. Tuy nhiên, bạn đừng quá quan trọng vấn đề này, vì dù thế nào ngày cưới của một cặp đôi thật sự yêu thương nhau, thật sự hạnh phúc với nửa kia của mình thì đó chính là ngày cưới đẹp nhất rồi.
3. Xác định ngân sách
Cưới hỏi là sự kiện lớn, tốn nhiều kinh phí và thời gian chuẩn bị. Do đó, dự trù ngân sách hiện có từ ban đầu để tổ chức đám cưới sẽ giúp bạn phân chia hợp lý được các hạng mục cần chi. Tùy vào quy mô đám cưới cặp đôi mong muốn mà từ đó lên kế hoạch về ngân sách một cách kỹ càng. Từ khâu Chuẩn bị tiệc cưới, chuẩn bị lễ hỏi, chuẩn bị concept đám cưới, chi phí đặt tiệc cưới, chi phí cho trăng mật,… đều cần được lên danh sách rõ ràng và chi tiết.
4. Lên danh sách khách mời
Giai đoạn khi vừa xác định được ngày cưới cụ thể, bạn nên liệt kê những vị khách mời sẽ có mặt trong bữa tiệc. Trong khâu chuẩn bị này, suy nghĩ thật kỹ vì ắt hẳn bạn không muốn một người thân quan trọng nào bị bỏ quên, không nhận được thiệp mời phải không nào?
Ngoài ra, bạn cần thống kê con số cụ thể để có cơ sở cho việc đặt tiệc cưới. Hãy nhớ đặt dự phòng từ hai đến ba bàn, phòng trường hợp khách mời của bạn dẫn theo người yêu hoặc con nhỏ nhé!
6. Thống nhất sở thích, mong muốn thực hiện lễ cưới
Bạn mong muốn đám cưới mình tổ chức ngoài trời? Bạn muốn đám cưới của mình được trang trí bởi tông đỏ quyến rũ? Bất cứ mong muốn nào, nếu đã có ý định mong muốn tổ chức đám cưới theo ý của mình, hai bạn hãy dành ra một buổi để cùng thảo luận và đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.